
Bơi lội cho người mới - Tự tin vượt qua nỗi sợ nước
admin
Thứ Sáu,
27/12/2024
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Bơi lội không chỉ là một kỹ năng sống quan trọng mà còn là cách tuyệt vời để rèn luyện sức khỏe và thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, đối với nhiều người bắt đầu, nỗi sợ nước lại trở thành rào cản lớn nhất. Có thể bạn đang lo lắng mình bị chìm hoặc đơn giản không tự tin khi ở dưới nước. Đừng lo lắng, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng khám phá những bí quyết giúp bạn từng bước vượt qua nỗi sợ nước, xây dựng sự tự tin và làm quen với bơi lội một cách dễ dàng và hiệu quả.
Bí quyết bơi lội cho người bắt đầu
Chìa khóa quan trọng cho việc học bơi nhanh là không cảm thấy sợ hãi khi ở dưới nước.
Những người mới bắt đầu, học bơi là một thách thức lớn. Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi, học đúng kỹ thuật và giữ an toàn trong quá trình luyện tập? Hãy lưu lại những bí quyết để giúp việc học bơi được dễ dàng hơn:
1. Chìa khóa quan trọng để bắt đầu quá trình học bơi
Để có được hành trình học bơi hiệu quả trước hết bạn phải trang bị đủ cho mình hành trang để không cảm thấy sợ hãi khi ở dưới nước:
Không nên bơi một mình, hãy rủ ít nhất một người bạn cơ bản hoặc tìm sự hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. Nếu có thể, hãy chọn những địa điểm có nhân viên cứu hộ hoặc bảo vệ để đảm bảo an toàn.
Tránh những dòng chảy mạnh có thể kéo bạn ra xa bờ hoặc gây nguy hiểm. Đặc biệt, học bơi ở biển, sông, suối, hồ nếu dòng nước đó quá mạnh. Hãy luôn tuân thủ các cảnh cáo an toàn tại khu vực.
Đối với người mới học nên chọn bơi ở những nơi có độ sâu vừa phải sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và tự tin hơn.
2. Kỹ năng tập thở dưới nước rất quan trong để học bơi
Nín thở dưới nước là bài tập quan trọng và yếu tố then chốt xem bạn có thể học bơi được không? Việc có thể nín thở lâu dưới nước sẽ tùy thuộc vào khả năng của chính bạn nằm ít nhất trong khoảng 10-20 giây. Khi nín thở hãy thả lỏng cơ thể và thực hành thường xuyên từ vài giây rồi tăng dần theo thời gian theo khả năng của bạn
Nếu bạn không biết cách thở bạn sẽ bị ngột dưới nước hay không may nuốt vào nước:
-
Đầu tiên, bạn hãy nắm tay vào thành bể hoặc chống vào gối, gập người lại, mặt úp xuống nước thổi hết không khí ra thành bong bóng trong nước (tức là thở ra).
-
Tiếp theo, hãy ngẩng đầu lên khỏi mặt nước, há miệng hít vào miệng và mũi
Nín thở là yếu tố then chốt cho việc học bơi lội.
3. Sử dụng phao bơi và các thiết bị hỗ trợ học bơi
Đây là những "trợ thủ đắc lực" giúp bạn học bơi an toàn và hiệu quả hơn, đặc biệt với những người mới bắt đầu:
-
Phao bơi giúp cơ thể bạn nổi dễ dàng hơn, tạo sự tự tin và giảm nỗi lo khi tiếp xúc dưới nước.
-
Mũ bơi bảo vệ tóc khỏi các tác động của hóa chất trong nước bể bơi, giữ tóc không cản trở tầm nhìn và cải thiện tính thẩm mỹ khi luyện tập.
-
Kính bơi giúp bảo vệ đôi mắt, các tác nhân gây kích ứng như clo, muối hay vi khuẩn. Đồng thời, mắt kính bơi còn hỗ trợ việc nhìn rõ dưới nước, cải thiện kỹ năng bơi.
Hướng dẫn các động tác bơi cho người mới bắt đầu
1. Tư thế cơ bản
Đầu tiên bạn hãy thả lỏng cơ thể và nằm ngang trên mặt nước.
Hãy duỗi thẳng cơ thể, giữ đầu hướng thẳng, mặt hơi ngẩng lên để hít thở dễ dàng.
2. Động tác đạp chân
Kỹ thuật đập chân lên xuống giúp bạn tạo lực đẩy mạnh mẽ và duy trì sự ổn định khi bơi. Để thực hiện kỹ thuật này đúng cách, hãy làm theo các bước sau:
Bắt đầu tập luyện bắt đầu tập động tác đập chân dù đã bơi được hoặc vẫn đang giữ thành bể. Để dễ dàng theo dõi kết quả, hãy sử dụng kickboard (tấm phao bơi). Tấm phao này giúp bạn tập trung vào đôi chân mà không phải lo lắng về việc giữ thăng bằng hay bị chìm.
Thực hiện động tác đập chân duỗi thẳng ngón chân, tạo thành một đường thẳng như vũ công ba lê. Hơi cong cẳng chân và thực hiện động tác đập chân giống như bạn đang đá nhẹ một vật gì đó.
Giữ chân gần nhau hai chân luôn song song và gần nhau khi đập chân. Khoảng cách lý tưởng giữa hai chân là rộng bằng vai. Tránh để gót chân quá xa nhau hoặc quá gần, vì điều này sẽ làm mất cân bằng và giảm hiệu quả động tác.
Điều chỉnh nhịp độ khi đập chân, hãy giữ nhịp độ đều đặn, không cần phải đập quá nhanh hay mạnh. Điều quan trọng là tạo ra sự ổn định trong chuyển động và phối hợp nhịp nhàng với các động tác tay và hít thở.
3. Động tác tay
Tư thế tay hai tay duỗi thẳng ra phía trước, sau đó mở rộng sang hai bên để kéo nước vào thân. Kéo tay về phía thân mình theo một hình tròn, rồi đưa tay trở lại vị trí ban đầu.
Cách thực hiện:
-
Khi đưa tay ra trước, mở rộng cánh tay sao cho lòng bàn tay hướng ra ngoài.
-
Tiến hành kéo nước về phía thân người, kết hợp với động tác đá chân để tạo ra lực đẩy.
-
Sau khi hoàn tất, đưa tay về lại vị trí ban đầu và lặp lại chu kỳ.